SAI LẦM trong đặt STOPLOSS mà hầu hết Trader thường mắc phải....
Nếu bạn hỏi tôi về bài học XƯƠNG MÁU nào trong đầu tư forex thì tôi không ngại ngần mà nói luôn rằng đó chính là ĐẶT STOPLOSS. Với tôi đặt STOPLOSS là một nghệ thuật và yếu tố SỐNG CÒN trong forex. Tôi biết có rất nhiều người thắng rất nhiều lệnh (thắng nhỏ) nhưng rồi lại cháy tài khoản chỉ với 1 lệnh thua. Nguyên nhân rốt cuộc cũng do STOPLOSS. Dưới đây là một vài tổng kết về những sai lầm trong đặt STOPLOSS mà tôi đã trải qua cũng như rút kinh nghiệm từ hàng trăm trader mà tôi đã có dịp được tiếp xúc:
1. KHÔNG ĐẶT STOPLOSS
Lý do: Stoploss nghĩa là mất tiền, mà ai mất tiền thì chẳng xót, chẳng đau chứ. Thế nên tốt nhất là không đặt STOPLOSS????Nguyên nhân dẫn đến việc không đặt Stoplos là do hầu hết các trader "RÚT KINH NGHIỆM" từ những lần CÓ ĐẶT STOPLOSS nhưng lại DÍNH STOPLOSS trước khi đi theo đúng nhận định của họ. Vì vậy họ quyết định KHÔNG ĐẶT STOPLOSS, và thay vào đó họ thường xuyên THEO DÕI THỊ TRƯỜNG, lúc nào cũng dán mắt vào màn hình để "CANH LỆNH" hoặc CHỐT LỆNH SỚM. Vì thế, thông thường họ sẽ có được rất nhiều LỆNH THẮNG NHỎ, nhưng LỆNH THUA LỚN. Kết quả cuối cùng của họ phụ thuộc vào số lệnh thắng nhiều hơn số lệnh thua. Ở đây tôi ko bàn luận đến phương pháp của họ ĐÚNG hay SAI nhưng với cách làm như vậy họ sẽ phải bám sát thị trường, nhất là những ai giao dịch trên MTF nhỏ hơn H4. Vậy liệu họ có thời gian làm những công việc khác hay thư giãn trong lúc vẫn duy trì lệnh??? Chưa kể đến việc sau khi THUA 1 LỆNH LỚN liệu bạn có giữ được CÁI ĐẦU LẠNH để vào lệnh theo đúng chiến lược của mình hay sẽ tăng KHỐI LƯỢNG để gỡ lại LỆNH THUA vừa rồi và kiếm thêm tí LÃI. Và nếu lại thua lỗ nữa thì sao? Chắc kết quả cuối cùng thì hầu hết Trader đều biết rồi???
2. LUÔN ĐẶT STOPLOSS THEO SỐ PIP CỐ ĐỊNH
Tôi biết có rất nhiều Trader thường cố định số pip STOPLOSS theo biên độ giao động của từng cặp tiền tệ trong mọi điều kiên hoàn cảnh của thị trường...(ví dụ: 30 pip cho EU...).Nhưng vậy những khoảng STOLOSS cố định đó liệu có đứng vững khi thị trường biến động mạnh. Đã bao nhiêu lần bạn dính Stoploss trước khi giá đi theo nhận định của mình. Hoặc khoảng cách Stoploss đó quá rộng khiến tỷ lệ LỢI NHUẬN/RỦI RO khó đạt được. Theo quan điểm cá nhân tôi, thị trường luôn BIẾN ĐỘNG thì làm sao một mức stoploss CỐ ĐỊNH giúp bạn đứng vững được? Đièu này đòi hỏi các Trader phải có một phương pháp xác địh ngưỡng Stoploss LINH ĐỘNG trong điều kiện thị trường BIẾN ĐỘNG.
3. KHÔNG BIẾT ĐẶT STOPLOSS Ở ĐÂU CHO "HIỆU QUẢ"
Vậy mức Stoploss thế nào được coi là HIỆU QUẢ? Nghĩa là ngưỡng SL không quá dài khiến TP cũng dài(TP phải lớn hơn SL để bù được thua lỗ) --> Khó hit TP. Nhưng cũng không quá ngắn khiến dễ bị hit SL trước khi thị trường đi đúng nhận định của mình. Việc đặt SL hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào điểm vào - chiến lược của từng trader. Việc không biết đặt SL ở đâu là do Trader không có một hệ thống chiến lược được minh chứng là hiệu quả trên thực tế.
4. DỊCH STOPLOSS HAY BỎ STOPLOSS VÌ CẢM XÚC.
Hãy nghĩ lại lý do tại sao mình đặt Stoploss ngay ban đầu, và tại sao bạn lại đặt SToploss tại mức giá đó. Giả sử ngưỡng Stoploss bạn đặt là hiệu quả rồi. Thế lý do gì khi thị trường đi ngược nhận định của bạn thì bạn lại dịch Stoploss hay bỏ nó đi? Yếu tố gì khiến bạn làm như vậy. Phải chăng vì bạn HI VỌNG thị trường sẽ quay đầu, hay bạn SỢ MẤT TIỀN? Lý do gì đi chăng nữa thì bạn cũng đang hành động theo CẢM XÚC mà không nhận định một cách khách quan. Đầu tư forex là môn thể thao trí tuệ, bạn không thể quyết định dựa vào cảm xúc mà phải sử dụng trí tuệ. Theo tôi đây là sai lầm thường mắc phải ở những Trader mới hoặc những trader thường giao dịch ở MTF thấp, luôn dán mắt vào biểu đồ --> Thường xuyên bị tâm lý.
5. NHỒI THÊM LỆNH KHI KHÔNG DỊCH STOPLOSS.
Lý do khiến chúng ta nhồi thêm lệnh là chúng ta muốn kiếm thêm nhiều tiền. Khi thị trường đi đúng nhận định của chúng ta, chúng ta thường trở nên tham lam. Tuy nhiên, nếu Trader nào luôn xác định cho mình một mức cược (số tiền bạn sẵn sàng để mất. Vd: 2%/1 lần giao dịch) thì chẳng phải việc nhồi thêm lệnh có nghĩa là mức cược của bạn đã tăng lên không? Tất nhiên, nếu thắng thì bạn sẽ kiếm thêm tiền (nhưng lúc này rủi ro của lệnh thứ 2 đã tăng lên vì giá đã đi được thêm 1 đoạn rồi đúng ko?) nhưng nếu thua thì rủi ro cho lần giao dịch đó của bạn đã không như kế hoạch ban đàu của bạn rồi đúng ko? Mà trong thị trường forex, những biến cố bất ngờ luôn xảy ra, bạn có thể thua lỗ bất cứ khi nào. Vì thế, nếu muốn giữ nguyên mức cược --> Bạn phải dịch SL trước khi nhồi thêm lệnh mới + ngưỡng stoploss thứ 2 phải HIỆU QUẢ.
6. KHÔNG HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA MỨC CƯỢC - KHỐI LƯỢNG - STOPLOSS.
MỨC CƯỢC (SÔ TIỀN THUA LỖ) = KHỐI LƯỢNG * STOPLOSS
Hầu hết các trader mà tôi được tiếp xúc có thói quen xác định KHỐI LƯỢNG giao dịch trước khi xác định STOPLOSS. Chính vì thế họ không thể thống nhất cùng một MỨC CƯỢC như nhau cho mọi giao dịch. Hệ quả kéo theo của việc không hiểu mối quan hệ giữa MỨC CƯỢC - KHỐI LƯỢNG - STOPLOSS là mọi người thường đặt SL ngắn vì muốn giao dịch với KHỐI LƯỢNG NHIỀU (nhưng họ không biết đấy có phải là ngưỡng SL hiệu quả không). Thay vì xác định trước MỨC CƯỢC rồi tìm ngưỡng STOPLOSS HIỆU QUẢ, sau đó điều chỉnh KHỐI LƯỢNG theo mức STOPLOSS thì các trader lại làm ngược lại. Chính vì thế nhiều lúc họ còn không biết mình sẽ THUA LỖ bao nhiêu $ nếu dính STOPLOSS. Điều này khiến họ ĐÓNG LỆNH SỚM hay DỊCH STOPLOSS.
Đăng nhận xét